Tứ Đại Thần Thú |
Huyền Vũ (Thuỷ)
Bạch Hổ (Phong)
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu. Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. “Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”.
Thanh Long (Lôi)
Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:
Giác Mộc Giảo (sao Giác), Cang Kim Long (sao Cang), Đê Thổ Lạc (sao Đê), Phòng Nhật Thố (sao Phòng), Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm), Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ), Cơ Thủy Báo (sao Cơ). Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân. Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi. Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.
Chu tước (Hỏa)
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh), Quỷ Kim Dương (sao Quỷ), Liễu Thổ Chương (sao Liễu), Tinh Nhật Mã (sao Tinh), Trương Nguyệt Lộc (sao Trương), Dực Hỏa Xà (sao Dực), Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn). Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim. Ba sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Nói về Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ trong phong thủy xây dựng thì ta cần xác định được phương vị của bốn hướng chính: Tả Thanh Long ( Rồng Xanh ) ở bên trái đại diện cho phương Đông, Hữu Bạch Hổ( Hổ trắng) ở bên phải đại diện cho phương Tây, Tiền Chu Tước ( Chim sẻ màu đỏ ) ở phía trước đại diện cho phương Nam, Hậu Huyền Vũ ( Sự kết hợp giữa hình ảnh Rắn quấn quanh con Rùa có màu đen) ở phía sau đại diện cho phương Bắc. Xác định vị trí chính xác là nhìn từ trong nhà ra thì Thanh Long ở bên trái, Bạch Hổ bên phải, phía sau nhà là Huyền Vũ và Chu Tước ở trước. Việc phân chia kích thước vị trí của ngôi nhà đối với bốn phương vị tứ tượng vô cùng quan trọng đối với kiến trúc nhà theo phong thủy bát trạch.
0 nhận xét: