Huyền Thiên Thượng Đế gọi đầy đủ là “Hựu Thánh Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế Chung Kiếp Tế Khổ Thiên Tôn” , cũng còn xưng các danh hiệu khác là “Bắc Cực Huyền Thiên Thượng Đế”, “Huyền Vũ Đế”, “Bắc Cực Đại Đế”, “Chân Vũ Đại Đế”, “Chân Vũ Đại Tướng Quân”, “Nguyên Thiên Thượng Đế”, “Khai Thiên Đại Đế”, “Khai Thiên Viêm Đế”, “Chân Vũ Đế”, “Khai Thiên Chân Đế”, “Thủy Trường Thượng Đế”, “Chân Như Đại Đế”, “Nguyên Vũ Thần”, “Bắc Cực Hựu Thánh Chân Quân”, “Nguyên Đế”, “Bắc Cực Thánh Thần Quân”, “Tiểu Thượng Đế”. Đến đời nhà Thanh thì sách vở văn hóa tôn xưng Ngài quá nhiều, gọi tắt là “Thượng Đế Công”, “Thượng Đế Gia”, “Đế Gia Công”.
Đạo gia nhận ra rằng, phương Bắc là nơi lạnh lẽo u ám, cũng là hồn con người trở về sau khi chết. Do đó, cho rằng phương Bắc rất huyền diệu, mà vị thống trị phương Bắc u ám đen tối nầy là “Huyền Thiên Thượng Đế ”.Niềm tin của quần chúng lớn dần, khi trải qua nhiều đời vua chúa tín ngưỡng cúng tế.
Đời xưa, gọi bảy sao phương bắc :- Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích chung một tên là “Huyền Vũ”, cũng để chỉ cho “Sao Bắc Đẩu”.
Căn cứ vào sách “Lễ Ký”, nói rằng “Tiền Châu Tước, hậu Huyền Vũ” (phía trước là chòm sao Châu Tước, phía sau là chòm sao Huyền Vũ). Châu Tước là để chỉ cho sáu sao phương Nam. Các nhà thiên văn Trung Quốc xưa, chia các vì tinh tú ra thành 28 chòm, gọi là “Nhị thập bát tú”, rồi lấy 28 chòm sao nầy làm giới hạn để định ra bốn “tổ” (hướng) Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi tổ có 7 chòm sao, tưởng tượng đến các hình tượng con vật, kết hợp với lý luận năm phương năm sắc, thành ra :-
- Phương Đông gọi là Thanh Long. (rồng xanh)
- Phương Nam gọi là Châu Tước. (chim sẻ đỏ)
- Phương Tây gọi là Bạch Hổ. (hổ trắng)
- Phương Bắc gọi là Huyền Vũ (rùa rắn phối hợp)
*Rùa là một trong “tứ linh” (long, lân, quy, phượng), còn rắn là một con vật linh thiêng thần thoại, người xưa rất tôn quí. Bảy sao phương bắc Huyền Vũ được tưởng tượng thành con vật phối hợp giữa rùa và rắn. Ngày xưa, Đạo giáo tôn xưng bốn vị Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Châu Tước là bốn vị thần Hộ Pháp, nghĩa là bốn vị tiểu thần mà thôi. Nhưng sau đó, đột nhiên Huyền Vũ được trở thành vị thần lớn của Đạo giáo, là vị Thống Soái phụng lãnh mệnh lệnh của Ngọc Đế trấn giữ phương Bắc . Nhiều đời vua chúa phong tặng là “Chân Quân”, “Đế Quân”, “Thượng Đế”… ngày càng cao thêm . Triều đại nhà Tống sửa đổi “huyền vũ” thành ra “chân vũ ” , đến đời Tống Thần Tông phong là “Huyền Thiên Thượng Đế”, đó là tinh thần “nhân cách hóa” sự vật.
Huyền Thiên Thượng Đế cũng là hóa thân của “Bắc Cực Huyền Vũ Tinh Quân” , Đạo giáo cũng còn tôn xưng Ngài là “Tam nguyên đô thống soái”, tức là giáo chủ của muôn pháp, thống quản cả 36 vị nguyên soái khác, có uy quyền vượt trội, sự linh nghiệm không ai hơn, là vị “Tối linh Tối thịnh” trong Đạo giáo, là vị thần minh lớn nhất. Như vậy, Huyền Thiên Thượng Đế là vị thần cao cấp nhất, được thờ phụng trong “Bắc Cực Điện” hay “Chân Vũ Điện”.
* Triều đại nhà Hán, gọi là miếu thờ “Huyền Vũ Chân Quân”. Đến đời Tống, vì vua khai quốc tên “DẬN” có liên quan ý nghĩa đến “Huyền” nên kỵ húy đổi “huyền vũ” thành “chân vũ”, nhưng đến Tống Chân Tông thì bỏ lệ kỵ húy nầy, trả “chân vũ” trở lại thành “huyền vũ”. Suốt cả ngàn năm, “Huyền Vũ Chân Quân” đều chỉ xưng là “Quân” hay “Sư” chứ chưa bao giờ xưng “Đế” .
Tương truyền vào cuối nhà Nguyên, ông Chu Nguyên Chương trong một lần thất trận, trốn vào miếu thờ “Chân Vũ” mà thoát khỏi nạn đuổi bắt của binh lính nhà Nguyên, nên sau khi lên ngôi lập ra nhà Minh, ông hạ lệnh cho trùng tu các miếu thờ “Chân Vũ”, tô đắp tượng bằng vàng, lại tự đề bút sắc phong miếu thờ thành “Bắc Cực Thần Điện” nơi tấm bảng treo trước cửa và gia phong cho Ngài thành ra “ Huyền Thiên Thượng Đế ”.
* Cũng theo truyền thuyết Đạo giáo , Ngài Huyền Thiên Thượng Đế vốn là một vương tử. Vào thời Huỳnh Đế, Ngài thoát thai nơi hoàng hậu Thiện Thắng ở Tịnh Lạc Viên. Lúc trẻ đã có tâm tu hành, lớn lên thành thanh niên uy dũng nhưng không muốn kế thừa ngôi vua. Về sau, được vị Nguyên Quân truyền trao “bí pháp”, lại được thiên thần trao tặng kiếm báu, vào Vũ Đương Sơn tu luyện, suốt 42 năm thì đắc quả sanh thiên. Nhân vì có công thống lãnh thiên binh thiên tướng chinh phạt giặc dữ thành công, nên Ngọc Đế phong cho Huyền Thiên Thượng Đế , trấn giữ phương Bắc.
* Còn theo truyền thuyết dân gian, Huyền Thiên Thượng Đế vốn là một người đồ tể, mỗ heo sinh sống. Lúc tuổi về già, ăn năn nghiệp sát sanh quá nặng, không tích chứa được công đức, nên quyết chí tu đạo, buông đao đồ tể, vào chốn thâm sơn tu tập. Ngài đã siêng năng tu tâm dưỡng tánh nhiều năm, nên được đức Quan Âm điểm hóa cho. Đức Quan Âm nói rằng, vì trước đây, Ngài đã sát sanh quá nhiều, phải làm lễ “Tẩy rửa gan ruột” mới có thể chứng quả. Ngài đã tin tưởng hết sức chân thành ,can đảm tự mỗ bụng mình ra, rồi đem ruột gan xuống sông tẩy rửa, cắt bỏ những phần bao tử và ruột bị hư thúi, làm đen cả khúc sông, cứ rửa mãi cho đến khi nước sông trong trở lại, mới đem gan ruột cho vào bên trong bụng may lại. Hành động nầy cảm ứng đến trời nên được đắc thành chánh quả, được phong là “ Huyền Thiên Thượng Đế ”. Từ đó mới xuất hiện điển cố “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” (buông dao đồ tể, trọn nguyện thành Phật).
Nhưng những phần bao tử và ruột của Ngài cắt bỏ nơi sông, trải qua nhiều năm tháng hấp thụ tinh khí trời đất, biến thành hai con Yêu Rùa Và Yêu Rắn, làm hại người trần, Huyền Thiên Thượng Đế phải tự thân hạ giáng trần gian để thu phục hai con yêu nầy. Lúc đầu, Ngài địch không nổi với hai con yêu nầy, phải cầu thỉnh với “Bảo Sanh Đại Đế” trợ giúp. Nhờ vào uy lực của 36 thiên tướng ( 36 ngôi thiên cương) bao vây và nhờ có thần lực kiếm quang mạnh mẽ của “Phục ma Bắc đẩu thất tinh kiếm” mới đè bẹp được hai con yêu nầy.Nhưng hễ dở kiếm lên thì hai con yêu lại toan cựa quậy, ví thế Ngài phải dùng chân đạp hai con yêu nấy để kềm thúc chúng, mới trả kiếm lại cho Bảo Sanh Đại Đế được. Từ đó, rùa và rắn trở thành hai người hộ vệ hai bên tả hữu của Ngài.
*Lại có một truyền thuyết khác, ngày xưa có một người đổ tể và một vị ăn chay trường cùng đi trên con đường đến yết kiến Phật Quan Âm ở núi Côn Lôn. Lúc đi qua sông nhưng không có phương tiện để qua, vị ăn chay lòng trù trừ chẳng muốn đi tiếp, còn người đồ tể thì có lòng tha thiết muốn triều bái Phật, chẳng nệ sông chết liều mạng bơi qua sông, kết cuộc đến nơi. Nhưng vì trước đây ông đã sat sanh quá nhiều, sáu căn không thanh tịnh, nến không thể tiến vào bên trong được. Do vậy, người đồ tể tự mỗ bụng bày ra nội tạng để tỏ lòng chí thành . Do đó cảm động đến thiên đình, Ngọc Đế cho phép lấy bao tử của ông biến thành con rùa, còn ruột biến thành con rắn, chở linh hôn người đồ tể nầy lên cõi trời, trở thành Huyền Thiên Thượng Đế . Nhân vì ông ta tự mỗ bụng để chứng minh lòng thanh tịnh, nên đời sau tôn xưng là “Khai tâm Tôn giả” (tôn giả mở bày tâm)
*Trong “Thần dị truyện” có chép :- “Đức Chân Quân cầm kiếm, tróc nã yêu tinh khắp các nơi trong trời đất, khiến chúng sợ hãi mà qui phục. Tượng Ngài rất dữ tợn, áo mão không chỉnh tề, dưới chân có hai con rùa rắn. Rùa là nói loài yêu ở cõi trời, rắn là nói loài yêu ở dưới đất”.
*Còn sách “Đồ Chí” thì chép, Chân Vũ vốn là Thái Tử của Tịnh Lạc Vương, tu luyện ở Vũ Đương Sơn, kết quả được thăng thiên, phụng mệnh lệnh của Thượng Đế trấn thủ Bắc thiên môn, chân để trần, cầm cờ màu đen”.
*Sách “Kim Lăng chí” nói:- “Chân Vũ Đại Đế tức là bảy sao Huyền Vũ có hình tượng kết hợp rùa và rắn, nên để hình tượng rùa rắn nầy dưới chân Ngài”
*Sách “Bành Hồ Phi Lược” chép:- “Bắc Cực Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế , trước là thần Huyền Vũ trấn phương bắc , Huyền vũ thuộc thủy, nước màu đen, nên áo mão và cờ đều màu đen. ………………….
(Đoạn kế nầy quá tối nghĩa không dịch được, kính nhờ quí cao nhân dịch giùm từ nguyên tác ở trên).
*Trong “Đài Loan huyện chí” có ghi :- “Miếu thờ Chân Vũ, có một ở phường Đông An, một tại phường Trấn bắc, thờ vị “Bắc Cực Hựu Thánh Chân Quân” .Ngoài ra các nơi khác có tôn tạo hình tượng như trấn An Bình, Thất Côn Thân ở cửa bắc, Lộc Nhĩ Môn …đều có tượng rùa rắn dưới chân. Khi họ Trịnh đến Đài Loan đã thấy có nhiều Miếu thờ Chân Vũ để làm phép trấn bình an cho cuộc đất”.
*Cách tạo hình tượng Huyền Thiên Thượng Đế là:- đầu đội mão vàng, tướng dạng oai nghiêm hiển hách. Mình mặc áo đen, có năm chòm râu dài, gương mặt từ ái hòa nhã. Tay phải cầm kiếm Bắc đẩu thất tinh, tay trái bắt ấn. Hai chân màu đỏ, chân phải đạp con rắn, chân trái dậm con rùa, sau lưng có giắt cờ đen, hai bên có Kim Đồng Ngọc Nữ tức là Thủy Hỏa nhị tướng theo hầu”.
*Tương truyền thuộc hạ của Huyền Thiên Thượng Đế gồm có bốn vị nguyên soái là :- Khang, Triệu, Lưu, Lâm nguyên soái. Ngài là phụ tá Thượng Đế Công để giữ an cung khuyết của thiên đình, đồng thời bảo hộ cho khắp hết sanh linh. Y cứ theo sách “Tam giáo suy thần đại toàn” (Thần thánh đầy đủ của tam giáo) thì Khang nguyên soái tên Diệu Uy là sao Long Mã chuyển thế, được Ngọc Đế sắc phong làm Nhân Thánh Nguyên Soái ; Triệu nguyên soái tên là Lãng Nhất, tự Công Minh, hiệu Vĩnh Xưởng, đời nhà Tần ở trong núi, chuyên ròng tu hành dắc đạo, công đức viên mãn, được Ngọc Đế phong làm Thần Tiêu Phó Tướng. Còn hai vị Lưu , Lâm nguyên soái là hai vị đi theo Huyền Thiên Thượng Đế để cầu đạo tu hành, rồi sau hộ vệ Huyền Thiên Thượng Đế thăng thiên, cũng được Ngọc Đế phong làm Thần Tiêu Phó Tướng.
Ngày vía của Huyền Thiên Thượng Đế là ngày mùng ba tháng ba âm lịch.
0 nhận xét: